Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

Dự đoán cơ chế “tự lành vết thương” của LG G Flex

hh  |  at  01:50  |   |  No comments

 Sau khi Samsung khơi mào phát súng đầu tiên nhưng chưa thực sự ấn tượng mang tên Galaxy Round, một hãng

điện tử Hàn Quốc khác

LG đã trình làng mẫu điện thoại màn hình cong thứ 2 trên thế giới, LG G Flex. Có thể dễ

dàng nhận ra G Flex là một bộ mặt tương phản của Round với 2 kiểu cong hoàn toàn lệch tông nhau. Mỗi hãng đều

tin rằng triết lý thiết kế của mình sẽ mang đến những tiện ích không ngờ cho người dùng. Tuy nhiên, cái mà các

khách hàng tiền năng quan tâm ở đây không phải các smartphone này cong như thế nào mà là chúng có thực sự

hữu dụng hơn là quảng cáo hay không. Thực tế rằng, màn hình cong vẫn chưa chứng tỏ được nhiều so với các màn

hình phẳng thông thường nhưng G Flex đã có một vài tính năng thú vị đáng chú ý. Trong đó phải kể đến là khả

năng “tự phục hồi vết thương” mà LG ví von nó với loại gen đột biến của nhân vật Wolverine trong sê-ri phim ăn

khách “X-men”.

Dự đoán cơ chế “tự lành vết thương” của LG G Flex


Vừa qua, LG cũng đã giới thiệu một đoạn video quảng cáo về khả năng tự loại bỏ các vết trầy xước nhỏ như sợi

tóc phát sinh trên bề mặt lưng của G Flex trong quá trình sử dụng. Tất nhiên, khi chưa có các kiểm chứng thực tế

thì tính chính xác của đoạn video này vẫn bị khá nhiều người tỏ ra nghi ngờ. Bên cạnh đó, LG cũng không đề cập

một chút nào về công nghệ tự lành mà hãng đã áp dụng. Tuy nhiên, với trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện

nay, rất nhiều điều không thể đã trở thành có thể.

Đoạn video quảng cáo khả năng tự lành của LG G Flex.

Đúng như vậy, công nghệ tự hồi phục các tổn thương vật lý giờ đây đã không còn là điều bất khả thi với những

quốc gia có trình độ khoa học kỹ thuật cao. Công nghệ này đã bắt đầu xuất hiện trong các báo cáo nghiên cứu

khoa học từ hàng thập kỷ nay. Mới đây, tổ chức Diễn đàn Kinh tế Thế giới cũng đã liệt kê các chất liệu có khả năng

tự phục hồi vào top 10 các xu hướng công nghệ bền vững (công nghệ không gây hại tới môi trường) có triển vọng

nhất năm 2013.
Lộ ảnh điện thoại màn hình cong G Flex của LG     Google mua lại FlexyCore nhằm cải tiến độ mượt mà cho

Android     Lộ ảnh thực tế điện thoại màn hình cong LG G Flex giống LG G2

Mặc dù LG coi tính năng tự "sửa chữa" các vết xước ở mặt lưng là một ưu điểm quan trọng, là điểm mạnh tạo nên

sự khác biệt cho G Flex nhưng hãng vẫn chưa giải thích mình làm được điều đó bằng cách nào. Các chuyên gia

nghiên cứu vật liệu đã coi đây là một bí mật rất thú vị và họ đưa ra cho chúng ta 4 dự đoán về cơ chế “tự lành vết

thương” mà G Flex có thể đã sử dụng. Đó đều là các công nghệ mới đầy tiềm năng công bố trong vòng vài năm

trở lại đây.

1. Đẩy hoạt chất, làm lành bề mặt phủ

Năm ngoái, các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Công nghệ Eindhoven của Hà Lan đã giới thiệu một loại lớp phủ

chống dính, giống như loại vật liệu tích hợp trên bề mặt chảo rán có khả năng tự sửa chữa khi bị xước. Lớp phủ

này gồm có 3 tầng mỏng bao gồm một bề mặt chống nước, một lớp hoạt chất kết hợp với mạng tinh thể có tên là

"stalk". Khi lớp chống nước bên trên cùng bị xước, lớp "stalk" sẽ đẩy lớp hoạt chất lên trên bề mặt, giúp làm lành

vết xước. Công nghệ này có khả năng duy trì hoạt động vĩnh cửu, với điều kiện là lớp phủ không bị phá tan thành

từng lớp riêng rẽ.

Dự đoán cơ chế “tự lành vết thương” của LG G Flex


2. Tự lấp đầy khi phát hiện tổn thương

Các nhà khoa học ở viện Fraunhofer, Đức lấy nguồn cảm hứng từ cây cao su mà cụ thể là mủ cao su để phát triển

loại vật liệu có khả năng tự phục hồi. Trong thành phần mủ cao su có chứa các nang protein. Khi bề mặt lớp nhựa

bị trầy xước, các nang protein chứa đầy chất dính sẽ vỡ ra và lấp đầy các vết nứt. Tuy nhiên, hiện tại chúng ta vẫn

chưa rõ công nghệ này chỉ có tác dụng một lần duy nhất hay có thể hoạt động nhiều lần.

Dự đoán cơ chế “tự lành vết thương” của LG G Flex

3. Kim loại lỏng

Cùng chung ý tưởng với viện Fraunhofer, các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Illinois (Mỹ) đã phát triển một

hệ thống tự chữa lành công nghệ cao. Chất liệu được sử dụng ở đây là kim loại lỏng thay vì mủ cao su. Theo đó,

trong thành phần lớp vỏ thiết bị sẽ được lấp kín bởi các viên nang chứa kim loại lỏng có kích thước siêu nhỏ. Khi

nhận thấy các va chạm vật lý làm tổn hại lớp vỏ, các viên nang xung quanh khu vực trầy xước sẽ tự giải phóng kim

loại lỏng vào chỗ trống để vá đầy và khôi phục lớp vỏ trở lại trạng thái ban đầu. Công nghệ này không chỉ sửa

chữa cấu trúc mà còn phục hồi tính dẫn điện của sản phẩm. Tuy nhiên, công nghệ kim loại lỏng còn khá đắt đỏ và

có nhược điểm là chỉ các viên nang siêu nhỏ ở khu vực gần vị trí va chạm mới được kích hoạt.

Dự đoán cơ chế “tự lành vết thương” của LG G Flex


4. Nhựa tự kết dính

Một nhóm nghiên cứu của trường Đại học Standford, Mỹ đã phát minh thành công một loại nhựa tự phục hồi dựa

vào tính dễ tách rời và hợp nhất của nước khi ở trạng thái lỏng. Giống như nước, loại chất liệu này được gắn kết

vào nhau bởi liên kết hiđrô, vốn yếu hơn các loại liên kết khác và dễ bị phá vỡ hơn. Khi các phần bị tách rời được

đưa sát vào nhau, chúng sẽ tự kết hợp với nhau để phục hồi. Bên cạnh đó, chất nhựa trên còn chứa cả Niken cho

phép nó dẫn điện.

Dự đoán cơ chế “tự lành vết thương” của LG G Flex
 

Ở thời điểm này, tất cả những công nghệ kể trên nhằm suy diễn về cơ chế tự hồi phục vết xước của G Flex đều mới

dừng ở mức dự đoán. Tuy nhiên, nếu G Flex thực sự có một khả năng tuyệt vời như vậy và thành công thì nó sẽ lại

tiếp tục mở ra một cuộc chạy đua công nghệ mới trên smartphone với các loại vỏ đặc biệt, không trầy xước, mỏng

và nhẹ hơn nữa. Đó là chưa kể tới lợi ích có thể đem tới cho ngành y tế, hàng không và quốc phòng.

Tham khảo: Qz.com


■  Bài viết khác

About the Author

Nulla sagittis convallis arcu. Sed sed nunc. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

0 nhận xét:

Tìm kiếm Blog này

General

© 2013 duclinhmobile2. WP Mythemeshop Converted by Bloggertheme9
Blogger Template. Powered by Blogger.