Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2013

5 cách giúp smartphone luôn 'sống khỏe'

hh  |  at  22:58  |   |  No comments

 Dưới đây là 5 cách giúp chiếc điện thoại sống khỏe trong những môi trường khắc nghiệt như rơi vào vũng nước

hoặc từ trên cao xuống đất.


Bạn đã từng có những giây phút đứng tim khi chiếc điện thoại thân yêu trượt khỏi tay, rơi xuống sàn nhà rồi sau đó

không thể mở nguồn được. Hoặc là khi nó rơi vào vũng nước màn hình cũng không thể sáng lên được nữa.

Tuy nhiên, ngày nay khi khoa học đã phát triển, con người đã có thể “cứu sống” chiếc điện thoại của mình trong

những trường hợp tưởng chừng như không thể. Dưới đây là 5 cách giúp chiếc điện thoại sống khỏe trong những

môi trường khắc nghiệt.

Chống nước là một trong những điểm giúp smartphone "sống khỏe".

1. Phủ lớp chống đạn

Không còn gì tốt hơn nếu smartphone của bạn được bảo vệ bởi một lớp vật liệu có khả năng chống đạn. Các nhà

nghiên cứu khoa học tại MIT và đại học Rice ở Mỹ đã phát triển thành công một lớp phủ từ polymer có kiến trúc

giống như chiếc bánh nhiều lớp trong đó lớp cao su cho khả năng đàn hồi và lớp thủy tinh cung cấp độ cứng. Độ

bền của lớp phủ này được kiểm chứng bằngcách bắn laser vào.

Vật liệu siêu mỏng mới này dự kiến sẽ được áp dụng cho các phương tiện đi lại sử dụng trong quân đội và vệ tinh,

vì thế không có lý do gì lại không dùng để bảo vệc chiếc điện thoại của bạn.

2. Khả năng chống nước

P2i, một công ty của Anh đã tạo ra công nghệ phủ nano chống chất lỏng. Trên thực tế,khi nước đổ vào điện thoại,

lực hấp dẫn giữa các phân tử nước và điện thoại mạnh hơn so với lực liên kết giữa các phân tử nước, vì vậy nước

sẽ lan ra bề mặt điện thoại và lọt vào bên trong gây chập mạch điện.

Nhưng với công nghệ phủ nano, năng lượng trên bề mặt của điện thoại bị giảm. Điều đó cũng có nghĩa là lực hút

giữa chính những phân tử nước mạnh hơn so với lực hút giữa nước và bề mặt điện thoại, vì thế mà chất lỏng sẽ tụ

lại và trôi đi.

Bằng chứng về công nghệ này đã được tìm thấy trên Motorola Moto X và Moto G cũng như Alcatel one Touch.

Tuy nhiên, P2i cũng đã phát triển công nghệ Dunkable sẽ bảo vệ điện thoại ngay cả khi nó ngập trong nước. Nó

cũng đã được kiểm chứng trong phòng thí nghiệm và đang chuẩn bị sản xuất đại trà.

3. Tiếp đất nhẹ nhàng

Nếu như P2i sử dụng công nghệ nano để bảo vệ smartphone thì CEO của Amazon, Jeff Bezos, lại bảo vệ theo một

cách khác.Trong năm 2012, vị CEO tài ba này cùng với phó chủ tịch Amazon Greg Heart đã được trao tặng bản

quyền cho “Hệ thống túi khí smartphone”.

Lấy ý tưởng từ những túi khí bảo vệ các lái xe ô tô, khi smartphone của bạn rơi xuống, một hệ thống túi khí nhỏ sẽ

tự động bật ra khiến cho bạn như vừa đánh rơi chiếc smartphone xuống một cái gối vậy. Hiển nhiên là giải pháp này

vẫn còn chưa trọn vẹn, tuy nhiên với những sáng tạo không ngừng trong công nghệ, chúng ta hoàn toàn có thể tin

tưởng trong một tương lai không xa, những chiếc smartphone sẽ không còn sợ va đập nữa.

4. Khả năng tự làm lành vết xước

Các nhà nghiên cứu đến từ đại học Công nghệ Eindhoven của Hà Lan đã giới thiệu một loại lớp phủ chống dính –

giống như loại có trên chảo rán: có khả năng tự sửa chữa khi bị xước. Lớp phủ này gồm có 3 tầng: Một bề mặt

chống nước, một lớp hoạt chất và một mạng tinh thể chất có tên là "stalk"ở giữa. Khi lớp chống nước bên trên

cùng bị xước, lớp "stalk" sẽ đẩy lớp hoạt chất lên trên bề mặt, giúp làm lành vết xước. Công nghệ này có khả năng

hoạt động vĩnh viễn, với điều kiện là lớp phủ không bị phá tan hoàn toàn.

5. Làm từ vật liệu siêu bền

Những chiếc điện thoại làm từ loại vật liệu mới carbine, loại vật liệu cứng hơn cả graphene và kim cương sẽ xuất

hiện trên thị trường trong một tương lai không xa. Nó được hình thành từ một chuỗi các nguyên tử carbon liên kết

với nhau bằng liên kết đôi hoặc liên kết đơn và ba. Trong các thí nghiệm thực hiện tại đại học Rice ở Houston, nó

đã được chứng minh là có độ căng lớn hơn bất kì vật liệu nào khác.

Tuy nhiên, vấn đề ở đây là bạn phải chờ một khoảng thời gian nữa để có được chiếc điện thoại phủ carbyne. Cho

đến nay, chỉ một lượng nhỏ được làm ra trong phòng thí nghiệm.


■  Bài viết khác

About the Author

Nulla sagittis convallis arcu. Sed sed nunc. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

0 nhận xét:

Tìm kiếm Blog này

General

© 2013 duclinhmobile2. WP Mythemeshop Converted by Bloggertheme9
Blogger Template. Powered by Blogger.